Thực hiện Công văn Số: 3330 /UBND-TT ngày 19 tháng 10 năm 2021 của UBND huyện Cẩm Xuyên về việc tăng cường công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

       Theo báo cáo của Trung tâm Ứng dụng khoa học kỷ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện, hiện nay bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang có chiều hướng phát sinh mạnh; Trên địa bàn huyện hiện có 03 xã có DTLCP chưa qua 21 ngày (Cẩm Duệ, Cẩm Hưng, Cẩm Sơn), các xã Cẩm Quang, Cẩm Lộc xuất hiện lợn ốm, chết đã lấy mẫu chờ kết quả xét nghiệm, nguy cơ dịch tái phát lan rộng. Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh rất nguy hiểm đối với lợn, vi rút DTLCP có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường và trong các sản phẩm của lợn, hiện chưa có vắc xin tiêm phòng củng như thuốc điều trị, vì vậy giải pháp quan trọng nhất hiện nay là áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn.
       Để chủ động khống chế kịp thời dịch bệnh trên đàn vật nuôi và chấm dứt tình trạng kéo dài các ổ dịch, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, đảm bảo việc nuôi tái đàn lợn thận trọng, hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tái phát dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thú y và “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025” theo Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu:
       
1. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
     
- Đối với các địa phương đang có ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày và những địa phương đang chờ kết quả mẫu xét nghiệm (Cẩm Duệ, Cẩm Hưng, Cẩm Sơn, Cẩm Quang, Cẩm Lộc) cần tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, kéo dài, thành lập các tổ công tác, phân công cán bộ đến địa bàn có dịch để chỉ đạo tổ chức chống dịch kịp thời.
       - Các địa phương có dịch đã qua 21 ngày, nếu có phát sinh mới lợn ốm, chết thì phải báo cáo cơ quan thú y huyện để kiểm tra, xác định bệnh, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm theo quy định trước khi tổ chức tiêu hủy.
       - Về việc nuôi tái đàn lợn tại địa phương đã công bố hết bệnh DTLCP: Cơ sở chỉ nuôi tái đàn lợn tại địa phương đã công bố hết bệnh DTLCP khi đáp ứng các yêu cầu sau:
      + Kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn. Trường hợp không kê khai và để xảy ra dịch bệnh thì bị xử lý theo quy định và không được hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
       + Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp an toàn sinh học theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAPH ... trong chăn nuôi; định kỳ lấy mẫu môi trường, nguồn nước,... xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP.
       + Hằng ngày thực hiện việc vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn côn trùng, gặm nhấm để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào trong chuồng, trại nuôi lợn;
       + Bổ sung chế phẩm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn;
       + Ghi chép các hoạt động chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.
       - Về nuôi tái đàn lợn tại địa phương chưa công bố hết bệnh DTLCP:
   
+ Cơ sở chăn nuôi tập trung đã được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh, VietGAPH...trong chăn nuôi.
      + Được chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn thú y địa phương kiểm tra, xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu nuôi tái đàn.
        - Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số lợn nuôi, chỉ báo trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTLCP (chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi lợn bị bệnh, lợn ốm, chết phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Báo cáo, cập nhật nhật hàng ngày về tình hình, diễn biến dịch bệnh và công tác phòng bệnh về Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện trước 16 giờ, để kịp thời theo dõi, tổng hợp, báo cáo huyện và tỉnh theo quy định.
2. Trung tâm Ứng dụng KHKT và BVCTVN:
- Phân công cán bộ phụ trách địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh đặc biệt là tại các khu vực có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có dịch phát sinh; Tổ chức kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định khi có lợn bị ốm, chết, nghi bị bệnh DTLCP.
- Kịp thời cảnh báo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm các nội dung phòng, chống dịch bệnh khi có dịch xảy ra.
- Tổng hợp báo cáo hàng ngày về tình hình, diễn biến dịch và công tác phòng chống dịch bệnh về Chi cục Chăn nuôi Thú y và UBND huyện trước 16h30’ để theo dõi, chỉ đạo kịp thời.
3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND huyện các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, Trung tâm Ứng dụng KHKT và BVCTVN thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; kịp thời tham mưu UBND huyện kiểm điểm nghiêm túc, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống để dịch lây lan.
 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 115.648
Trong năm: 14.525
Trong tháng: 12.671
Trong tuần: 7.082
Trong ngày: 722
Online: 12