Giới thiệu chung: Xã Yên Hòa là xã đồng bằng sản xuất chủ yếu nông, ngư nghiệp nằm ở phía Bắc của huyện Cẩm Xuyên cách trung tâm TT Cẩm Xuyên 9 km có biên giới chung với các xã: Phía nam giáp xã Thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Quang, xã Nam Phúc Thăng. Phía đông giáp Biển Đông và xã Cẩm Dương, phía bắc giáp huyện Thạch Hà và Biển Đông. phía tây giáp huyện Thạch Hà và Cẩm Bình; có diện tích tự nhiên là: 2.350ha, trong đó diện tích đất canh tác … ha; 2.605 hộ với 8.505 nhân khẩu, mật độ dân số đạt 358 người/km2. xã Yên Hòa được thành lập theo QĐ số 753-QĐ/HU ngày 29/11/2019 của BTV huyện ủy Cẩm Xuyên trên cơ sở sáp nhập xã Cẩm Yên và xã Cẩm Hòa.
Trước khi sáp nhập, xã Cẩm Yên có diện tích 8,54 km², dân số là 3.915 người, mật độ dân số đạt 458 người/km², Có 7 thôn: Yên Mỹ, Yên Giang, Bình Thọ, Hồ Phượng, Minh Lạc, Yên Quý, Yên Thành. Xã Cẩm Hòa có diện tích 14,46 km2, dân số là 4.314 người, mật độ dân số đạt 298 người/km2, có 8 thôn: Nhân Hòa, Quý Hòa, Đại Hòa, Minh Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Mỹ Hòa, Bắc Hòa. Đảng bộ có 19 Chi bộ với tổng số 661 đảng viên,
Sau khi sáp nhập xã Yên Hòa: Có 15 thôn; 3 đơn vị trường học mầm non và tiểu học, trung học cơ sở; trạm y tế xã và 2 đơn vị Quỹ tín dụng nhân dân.
TT Tên thôn Số hộ Số khẩu Tổng diện tích đất (ha) Bí thư Chi bộ Trưởng thôn
1 Yên Mỹ Nguyễn Thị Dẫn Nguyễn Đức Tý
2 Yên Giang Trần Thị Uyên Đinh Viết Vị
3 Bình Thọ Trần Hoàng Lâm Trần Hoàng Tuấn
4 Hồ Phượng Nguyễn Trọng Hợp Nguyễn Quốc Thuận
5 Minh Lạc Trần Đình Đại Nguyễn Gia Thức
6 Yên Quý Nguyễn Đình Trí Nguyễn Văn Tâm
7 Yên Thành Nguyễn Văn Ân Nguyễn Đình Đán
8 Nhân Hòa Phạm Thị Lựu Hồ Khắc Thước
9 Quý Hòa Phạm Thế Huệ Nguyễn Đắc Đình
10 Đại Hòa Trần Viết Bẩm Phạm Tâm Thăng
11 Minh Hòa Lê Xuân Tân Lê Xuân Huệ
12 Đông Hòa Lê Anh Hân Đặng Hoài Phượng
13 Bắc Hòa Trần Minh Đức Phạm Như Sỵ
14 Phú Hòa Nguyễn Thị Hiều Nguyễn Hữu Thiệu
15 Mỹ Hòa Nguyễn Văn Tâm
Tổng số 2.605 8.505 2.350
Di tích, Danh lam thắng cảnh: Xã có 5 khu di tích lịch sữ cấp Tĩnh là: Nhà thờ họ Trần Đắc; Chùa Pháp Hải; Miếu Nhà Quan; Đền Sò; Đền thờ Lê Hữu Vượng.
- Miếu Nhà Quan
- Chùa Sò
- Chùa Pháp Hải (Chùa Mướp)
- Chùa Xích Phấn (Chùa Trâu)
- Đền xóm Đông Chính
- Đền Châu Sa: Còn gọi là đền Tứ vụ của thôn Châu Sa, thờ Thần Nông (Thành hoàng làng) cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng tổ chức lễ cúng 4 lần trong năm, nằm trong quần thể Đài Liệt sĩ xã.
- Đình Trung Hợp Tự, hiện còn tòa nhà 4 gian và giếng nước sâu (Giếng Hạ) Nhà thờ dòng họ Trần Đắc tại thôn Nhân Hòa, xây dựng năm 1846 - Thiệu Trị lục niên, thờ Thủy tổ và các danh nhân: Đô chỉ huy sứ Trần Đắc Hiền, Phấn lực tướng quân Trần Đắc Ngữ, Anh dũng Tướng quân Trần Đắc Huyền, Thái bộc tự khanh Hoằng tín đại phu Trần Đắc Đạo, Trì uy tướng quân Trần Đắc Xuyến. Nhà thờ còn lưu giữ 4 đạo sắc, 1 văn bia mộc bản (500 chữ khắc trên gỗ) và 4 bản long văn (trên vải), được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh vào năm 2017.
- Nhà thờ Giáo xứ Mỹ Hòa
- Bãi biển Mỹ Hòa, Bắc Hòa và Phú Hòa
Làng nghề truyền thống:
- Rượu Cẩm Yên: loại rượu nếp có mùi thơm đặc biệt, vị cay nhưng khi nhấp lại cảm giác ngọt, trong suốt, hơi sánh (nên được gọi là rượu côộc tóc - gốc rạ). Rượu có nồng độ từ 40 - 60 độ, uống say nhưng khi tỉnh, người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Rượu được nấu bằng thứ nếp đặc sản. Lúa nếp chỉ xay bóc vỏ trấu (gạo nếp lứt), nấu cơm bằng nước Giếng Ngoài (hay nước mưa), ủ men thuốc bắc gia truyền. Chọn ngày ủ men có thời tiết đẹp (không nóng quá cũng không lạnh quá). Rượu nấu để càng lâu uống càng thích. Rượu nếp Cẩm Yên mà nhắm với nham côộc chuối thì thật là tuyệt vời. Hiện tại rượu Sim Thanh Bảo đạt chứng nhận OCOP, hạng 3 sao.
- Khoai lang Mục Bài (xã Cẩm Hòa): loại khoai có củ to, vỏ màu tím, trồng trên đất cát, thu hoạch vào mùa hè. Khoai khi nấu chín thì rất bở và nhiều bột trắng, đặc biệt có mùi thơm hấp dẫn, vị bùi, ngọt và hơi béo. Khoai mà ăn cùng với cá trích tươi, cắn ngang con thì thật là thú vị. Nhiều người ăn khoai Mục Bài da dẻ trở nên hồng hào và tươi tắn. Ngày xưa loại khoai lang này là đặc sản tiến vua.
Xã Yên Hòa: Là địa phương được Đảng, Nhà nước phong tặng: Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; Anh hùng Lao động; Thu nhập bình quân đầu người 37,5 triệu đồng/người/năm; xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế; Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức 2, trường THCS, trường Mầm non giữ vững chuẩn Quốc gia mức độ 1 sau 5 năm; tình hình chính trị luôn ổn định; Kinh tế phát triển; Quốc phòng, An ninh đư¬ợc giữ vững.
Từ khi có Nghị quyết của đảng bộ về mục tiêu phấn đấu xây dựng Nông thôn mới, toàn đảng, toàn dân chung sức đồng lòng quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới. Cả hệ thống chính trị vào cuộc gắn với nổ lực của nhân dân đã tập trung xây dựng xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng “Nông thôn mới” năm 2015 (Cẩm Yên củ) và năm 2018 đối với (Cẩm Hòa củ). Hiện nay Yên Hòa sau khi sáp nhập đang tiếp tục cũng cố vững chắc 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới để xét công nhận lại xã đạt chuẩn NTM và quyết tâm xây dựng xã đạt tiêu chí “xã nông thôn mới nâng cao” vào năm 2024, Về cơ cấu của bộ máy tổ chức đảng, đoàn thể và chính quyền cấp cơ sở xã Yên Hòa đã thực hiện đúng theo quy định, hiện nay có 22 cán bộ và công chức; điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo đủ để các ban ngành đoàn thể hoạt động có hiệu quả; mỗi ban ngành đều có phòng làm việc và máy vi tính riêng phục vụ tốt cho công tác theo xu hướng công nghệ hóa.