Tuyên truyền hướng dẫn một số nội dung cơ bản thực hiện Luật thú y, Luật trồng trọt, Luật thủy sản và các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

         I . Chính sách hỗ theo Nghị quyết 214/NQ-HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
        - Hổ trợ đi xe buýt “ Không đồng” tuyến Vincom –Thiên Cầm, Vincom- Lộc Hà tất cả các ngày trong tuần, mỗi ngày 16 lượt; buổi sáng 6 lượt từ 5h00’, buổi chiều 10 lượt bắt đầu từ 16h30.
        - Hổ trợ các trang trại chăn nuôi lợn nái quy mô chuồng trại từ 20 con – 60 con đang dừng chăn nuôi đảm bảo các quy định: có chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền cho phép (nếu có); khoảng cách từ chuồng nuôi đến khu tập trung xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100m; trường học, chợ, bệnh viện tối thiểu 150m; Về chuồng trại: bố trí các ô chuồng phù hợp với từng loại lợn, theo các giai đoạn: đẻ, mang thai, cai sữa. Có kế hoạch bảo vệ môi trường, công trình xử lý chất thải theo quy định, có hệ thống biogas để xử lý chất thải tối thiểu 01m3/con. Hổ trợ 1 lần, mức hổ trợ 05 triệu đồng/con lợn nái hậu bị, tối đa 150 triệu đồng/Trang trại.
       - Hổ trợ chăn nuôi lợn thịt quy mô chuồng trại từ 20 con – 50 con đang dừng chăn nuôi đảm bảo các quy định: khoảng cách từ chuồng nuôi đến nguồn nước, khu sinh hoạt gia đình và các hộ xung quanh tối thiểu 10m, diện tích chuồng đảm bảo 01m2/con, có hệ thống biogas để xử lý chất thải tối thiểu 01m3/con. Hổ trợ 1 lần, mức hổ trợ 01 triệu đồng/con lợn giống thương phẩm, tối đa 20 triệu đồng/hộ. II . Chính sách hỗ theo Nghị quyết 33/NQ-HĐND huyện Cẩm Xuyên. - Chính sách hổ trợ trong lĩnh vực trồng trọt: Xây dựng nhà lưới để trồng hoa, rau củ quả: hổ trợ 100.000 đồng/m2 hổ trợ không quá 50 triệu đồng/hộ, cơ sở sản xuất. Hệ thống nhà lưới đảm bảo tiêu chuẩn theo thiết kế của UBND huyện ban hành, quy mô tối thiểu 200 m2. Có phương án, dự toán xây dựng nhà lưới được UBND xã xác nhận.
       - Hổ trợ trong lĩnh vực chăn nuôi:
      + Hổ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao: hổ trợ mua giống bò thịt như Bò lai Zebu và các giống như BBB, Brahman, Charolaise…. Nuôi theo hình thức nuôi nhốt, đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy mô nuôi tối thiểu 5 con và cam kết duy trì mô hình tối thiểu 2 năm. Mức hổ trợ 2 triệu đồng/ con, tối đa không quá 20 triệu đồng /hộ, cơ sở.
      + Hổ trợ xây dựng đệm lót sinh học trong chăn nuôi theo quy trình hướng dẫn của phòng NN&PTNT huyện. Mức hổ trợ 100.000 đồng/m2 đệm lót. Nhân dân có nhu cầu phối tinh nhân tạo cho đàn bò liên hệ: Chị Phương – Cẩm Lạc: 0985226805. Anh Chung – Thành Phố: 098572955. Anh Xuân – Thành Phố: 0986035824
     I . Một số quy định mới trong Luật Thuỷ sản đối với hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể như sau:
     - Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng, cá Tra).
     - Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
    + Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
    + Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
    + Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
    * Đối với Hồ sơ cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, đối tượng thuỷ sản nuôi chủ lực - Đơn đăng ký (Theo phụ lục 1 đính kèm)
    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
    - Sơ đồ vẽ trên máy về mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở. (nếu có sơ đồ thiết kế thì photo không cần vẻ sơ đồ) * Đối với hồ sơ đăng ký lại nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, đối tượng thuỷ sản nuôi chủ lực:
    - Đơn đăng ký lại (Theo phụ lục 2 đính kèm);
    - Bản chính giấy xác nhận đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
    - Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao /lồng nuôi có sự xác nhận của chủ cơ sở. Đăng ký lại nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, đối tượng thuỷ sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: giấy xác nhận đăng ký bị mất, bị rách, thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi diện tích ao nuôi, thay đổi đối tượng nuôi, thay đổi mục đích sử dụng.
     1. Đơn xin đăng ký nuôi sản phẩm chủ lực (Có mẫu)

(Theo Điều 17 Nghị định 42 nếu không có Giấy xác nhận nuôi sản phẩm chủ lực sẽ bị phạt tiền từ 10 -15 triệu đồng)

     II . Một số quy định mới trong hoạt động chăn nuôi: Người dân, tổ chức chăn nuôi khi thực hiện nuôi với số lượng như sau: TT Loại vật nuôi Số lượng (Con) TT Loại vật nuôi Số lượng (Con) TT Loại vật nuôi Số lượng (Con) I Gia súc
     II Gia cầm III Động vật khác 1 Trâu 1 1 Gà 20 1 Hươu sao 1 2 Bò 1 2 Vịt 20 2 Ong mật 15 (đàn) 3 Ngựa 1 3 Ngan 20 3 Chó 1 4 Dê 5 4 Ngỗng 20 4 Mèo 1 5 Cừu 5 5 Đà điểu 1 5 Dông 10 6 Thỏ 25 6 Chim cút 100 6 Vịt trời 20 7 Lợn thịt 5 7 Bồ câu 30 7 Dế 5 (m2) 8 Lợn nái 1 8 Bò cạp 1 (m2) 9 Lợn đực giống 1 9 Tằm 50 (ổ) 10 Giun quế (trùn quế) 5 (m2)
     Theo quy định tại Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT phải thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quý vào biểu mẫu từ ngày 20-28 các tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, 12). Nếu không thực hiện theo quy định thì khi xảy ra dịch bệnh sẻ không được hổ trợ trong kê khai, tiêu huỷ… nếu để dịch lây lan trên địa bàn sẻ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 171.684
Trong năm: 70.359
Trong tháng: 6.737
Trong tuần: 1.919
Trong ngày: 136
Online: 5